Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 26-2024 tại Lotte Market

Tác giả: | Xem thêm Tạp Chí - Catalogue Tác giả  

Mô tả ngắn về Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 26-2024 tại Lotte Market

Số 26-2024: Tại sao thế giới, nhất là nước giàu, cần giảm tăng trưởng?. Đã đến lúc nhìn lại Covid-19 (mục Ý kiến): Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cũng cần nhìn lại các biện pháp đưa ra trong giai đoạn ứng phó với dịch bệnh để đánh giá biện pháp nào là hoàn toàn cần thiết, đã phát huy
: Còn hàng
: Tiki
25.000 ₫ 25.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 26-2024 tại Lotte Market

Số 26-2024: Tại sao thế giới, nhất là nước giàu, cần giảm tăng trưởng?

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 26-2024

(KTSG) – Chính sự tàn phá môi trường, những bất bình đẳng xã hội, và khủng hoảng kinh tế tài chính kéo dài như kiểu năm 2008 gây ra ở Mỹ hay ở Nhật Bản từ năm 1990 đến nay, và cả chiến tranh, đã làm dấy lên sự ngờ vực ngày càng lan rộng đối với sự khôn ngoan của chủ nghĩa tư bản hay bất cứ chủ nghĩa nào cổ vũ cho tăng trưởng theo cách hiểu thông thường…

Đã đến lúc nhìn lại Covid-19 (mục Ý kiến): Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cũng cần nhìn lại các biện pháp đưa ra trong giai đoạn ứng phó với dịch bệnh để đánh giá biện pháp nào là hoàn toàn cần thiết, đã phát huy tác dụng trong thực tế; biện pháp nào là chưa phù hợp, cần rút kinh nghiệm để tránh lặp lại sau này.

“Chọn cái được cho nông dân” (An Nhiên): Đưa phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng 5% thì doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận, ngân sách tăng thu nhưng nông dân chịu thiệt; nếu áp thuế 0%, doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế đầu vào, nông dân không chịu áp lực tăng giá còn ngân sách phải bù 1.500 tỉ đồng mỗi năm. Giữa cái được và cái mất, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chọn cái được cho nông dân.

Phòng ngừa gian lận trong thanh toán số (Trần Hùng Sơn – Huỳnh Thị Ngọc Lý – Hồ Hữu Tín): Bài viết này trình bày thực tế, kinh nghiệm triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro gian lận trong thanh toán số tại Việt Nam và trên thế giới, từ đó nêu một số hàm ý gợi mở cho Việt Nam.

Tại sao thế giới, nhất là nước giàu, cần giảm tăng trưởng? (Vũ Quang Việt): Người Nhật Bản có thấy mình hạnh phúc không? Nếu họ chấp nhận không tăng trưởng để tập trung vào lo cho hạnh phúc của người dân, có lẽ họ sẽ hạnh phúc? Và có lẽ quan trọng hơn nữa, chính người dân dù đủ ăn đủ ở, tâm tư có bình thản để tìm thấy hạnh phúc ở chính những gì họ có không?

Khi nhà máy trở mình xanh hóa (Trần Hương Giang – Huỳnh Thanh Trung): Khi nhắc đến chuyển đổi kinh tế tuyến tính sang tuần hoàn, lĩnh vực thường được đề cập đến đầu tiên là các ngành sản xuất vì đây là hoạt động tiêu tốn nhiều tài nguyên và tạo ra lượng chất thải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp sản xuất thực hiện chuyển đổi là một vấn đề nan giải.  

Kỳ vọng cân bằng ở vùng hỗ trợ 1.250-1.260 điểm (Thanh Thủy): Với TTCK Việt Nam, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn đã quay trở lại sau phiên giao dịch đầu tuần này. Động thái bán ròng miệt mài của khối ngoại tại nhóm cổ phiếu blue-chip khiến tâm lý thị trường bị đè nặng khi không thể tạo ra sự hưng phấn cho chỉ số chung.

Chứng khoán tháng 7: Tìm cơ cấu danh mục đầu tư (Triêu Dương): Với rủi ro điều chỉnh vẫn có thể xảy ra trong thời gian tới, dòng tiền càng trở nên thận trọng hơn. Tuy nhiên, đó lại là cơ hội để các nhà đầu tư tái cơ cấu lại danh mục, tìm kiếm những nhóm ngành, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh nửa đầu năm vượt trội và vẫn có thể tiếp tục duy trì phong độ này trong nửa cuối năm, nhưng chưa tăng giá mạnh trong giai đoạn vừa qua.

Sóng cổ phiếu – từ nhóm công nghệ đến doanh nghiệp nhà nước (Triệu Minh): Trong khi đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ đang chững lại, nhóm cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước lại có dấu hiệu hút tiền mạnh mẽ trong tuần trước. Nhiều công ty cổ phần có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ vượt trội, dù kết quả kinh doanh không mấy tích cực thời gian qua, nhưng bất ngờ lại nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Lãi suất, tín dụng và lợi nhuận ngân hàng (Trịnh Duy Viết): Nếu mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục tăng thêm 0,5 điểm phần trăm/năm thì sẽ quay về mức của cuối năm 2023. Đây vẫn là mặt bằng lãi suất rất thấp trong nhiều năm gần đây và sẽ không ảnh hưởng nhiều tới tăng trưởng tín dụng cũng như lợi nhuận của các ngân hàng.

Cập nhật diễn biến tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Diễn biến tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm 2024 có rất nhiều điểm tương đồng so với những gì diễn ra trong cùng thời gian của năm 2023, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng chậm.

Ngành thép với những cuộc điều tra phòng vệ thương mại (Linh Trang): Do đặc thù là một ngành công nghiệp xương sống, có tính cạnh tranh cao giữa các quốc gia nên thép là một trong những mặt hàng bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới.

Cơ cấu cổ đông của các ngân hàng liệu có thay đổi? (Lưu Minh Sang): Cơ cấu cổ đông của các ngân hàng sẽ thay đổi như thế nào dưới sự tác động của Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 sẽ có hiệu lực vào ngày 1-7-2024? Liệu có xuất hiện một làn sóng thoái vốn của các cổ đông lớn tại các ngân hàng hay không?

Nghịch lý 5% của sàn thương mại điện tử (Song Hảo): Chỉ chiếm 5% doanh số, nhưng kênh bán hàng trực tuyến tại Việt Nam đang khuấy đảo thị trường và sự quan tâm của mọi người, nhất là trong hai năm qua khi TikTok Shop bùng nổ.

Nếu hàng Việt muốn thắng trong TMĐT xuyên biên giới… (Hoàng Hạnh): “Chúng ta phải nghĩ tới chiến lược xây dựng thương hiệu chung cho hàng hóa Việt Nam, làm sao để người tiêu dùng nghĩ tới hàng Việt là nghĩ đến chất lượng tương xứng giá thành”, TS. Thái Kim Phụng, Phó hiệu trưởng Trường Công nghệ và Thiết kế, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH), thành viên Hội đồng phát triển ngành TMĐT TPHCM trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Nỗi lòng thầu phụ (Võ Minh Nhựt): Xây dựng một môi trường lành mạnh cho toàn ngành xây dựng là điều cần làm – nơi những nhà thầu phụ và người lao động yếu thế hơn trong cuộc thương lượng được đảm bảo công bằng, thanh toán đúng hạn và an toàn lao động.

 Teambuilding để thư giãn hay chuyển hóa áp lực? (Nguyễn An Nam): …Trong niềm vui tập thể đó, các ý niệm về sự tôn trọng không gian mà người khác cũng cần được nghỉ ngơi, kiếm tìm sự thư giãn dường như hiếm khi được những người trẻ tuổi nhớ tới.

Chiếc máy may dưới ánh đèn của phát minh, sáng chế (Lê Vũ Vân Anh): Sự xuất hiện của chiếc máy may đã giúp rút ngắn quy trình may, biến việc may vá trở nên nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm sức lao động hơn nhiều so với lối may thủ công. Nhưng việc xác định ai là người đầu tiên phát minh ra thiết bị này thật không dễ dàng.

Một ngôi sao đã tắt (Ngọc Trân): Françoise Hardy là một nữ ca sĩ Pháp đầy bí ẩn. Cô đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm một khắp thế giới. Cô qua đời vào tuổi 80, tuổi của một người bà, nhưng đối với tôi, một người đã nghe giọng ca vàng này từ thập niên 1960, đó vẫn là cô ca sĩ của ngày nào với giọng hát ngọt ngào và phong cách rất tự nhiên.

An toàn hàng không phải bền vững từ gốc (Mục Đồng): Để an toàn hàng không bền vững thì không chỉ dừng lại ở mức đề nghị mà phải giải quyết tận gốc. Chẳng hạn, Cục Hàng không phải buộc các hãng bay thực thi ngay quy định về sửa đổi số hiệu máy bay, không để gây nhầm lẫn như trường hợp HVN 1575 và HVN 1557 trong vụ sự cố ngày 19-6 vừa qua…

Tiếp thị số với Seeding: Lợi ích và tác hại (Hoàng An): Seeding là cách tiếp thị phổ biến nhờ kỹ thuật số, bằng cách đăng tải và chia sẻ nội dung khơi gợi sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ qua các kênh truyền thông. Dù trước mắt có thể mang lại nhiều lợi ích về bán hàng cho doanh nghiệp, nhưng nếu bị lạm dụng hoặc thực hiện không đúng cách seeding có thể gây ra những tác hại không nhỏ.

Seeding biến tướng: đen nhiều, trắng ít (Song Nghi): Từ chỗ là một phương cách tiếp thị đúng chuẩn, thời gian gần đây trong không ít trường hợp bên cạnh seeding “trắng” đã xuất hiện tình trạng biến tướng, trở thành công cụ gian lận phức tạp và có mật độ hiện diện dày đặc (đen).

Khi kỳ lân ngã gục trên sân chơi Việt Nam (Ricky Hồ): Cuối năm ngoái, hai kỳ lân Baemin và Toss của Hàn Quốc rút khỏi cuộc chơi ở Việt Nam, sau nhiều năm thua lỗ nặng. Nhiều kỳ lân – startup được định giá từ 1 tỉ đô la – của nhiều nước cũng đã “ngã ngựa” và khiến các startup non trẻ của Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều nước trở nên thận trọng hơn.

Thời của du lịch gần (Diệu Phước): Xu hướng du khách tự đi du lịch đến những điểm đến gần, cách nơi ở khoảng vài giờ đi xe bắt đầu phát triển. Đến nay, xu hướng này lại càng phổ biến hơn nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đường cao tốc, đặc biệt là những cao tốc nối với hai thị trường nguồn lớn là TPHCM và Hà Nội.

Giao dịch hậu M&A – phải chăng bên bán cần cẩn trọng hơn? (LS. Nguyễn Văn Phúc): Thương vụ M&A đổ vỡ cũng đồng thời làm gia tăng các vụ tranh chấp liên quan, không chỉ trong giai đoạn thực hiện hợp đồng mà cả khoảng thời gian đã hoàn tất giao dịch. Đã có những vụ tranh chấp xảy ra liên quan đến hành vi thiếu cẩn trọng của bên bán trên vai trò là người lãnh đạo công ty sau giao dịch.

Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua vàng (Song Thanh): Các ngân hàng trung ương toàn cầu đã bổ sung lượng vàng kỷ lục trong suốt hai năm qua và xu hướng này được dự báo vẫn sẽ chưa dừng lại.

Nguy cơ đối đầu trong lĩnh vực công nghệ xanh (Ngân Diệp): Sự bùng nổ trong hoạt động sản xuất ô tô điện và các sản phẩm công nghệ xanh khác của Trung Quốc đã trở thành điểm nóng mới nhất trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Những bất đồng thậm chí có thể thổi bùng một cuộc chiến thương mại mới.

Dân Mỹ chưa mua nhiều xe điện (Nguyễn Vũ): Hàng triệu gia đình Mỹ đã chọn mua xe xăng thay vì xe điện. Lý do đằng sau chọn lựa của họ là giá xe còn cao, lãi suất mua xe trả góp cũng đang cao làm số tiền họ phải bỏ ra hàng tháng quá mức họ có thể chấp nhận. Đó là chưa kể hai lý do còn lại: quãng đường xe chạy được sau mỗi lần sạc và cơ sở các trạm sạc gần họ.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Chi Tiết Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 26-2024

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-06-27 14:12:46
Loại bìaBìa mềm
Số trang68
Nhà xuất bảnSaigon Times Group

Biểu đồ giá của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 26-2024 trong 30 ngày

Biểu đồ giá của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 26-2024 từ ngày 30-05-2024 - 29-06-2024